Để một chiếc máy tời điện hoạt động ổn định và hiệu quả thì việc bảo trì bảo dưỡng là vô cùng cần thiết. Nhưng do yếu tố công việc khiến cho các bên sử dụng không có thời gian để bảo trì bảo dưỡng tời điện vì thế trong bài viết này Kasawa sẽ trình bày cho bạn lịch trình bảo trì, bảo dưỡng tời hiện hiệu quả dễ áp dụng mà bạn cần ghi nhớ trong quá trình vận hành và sử dụng máy tời nâng hàng cho công trình của mình.
1. Bảo trì, bảo dưỡng tời điện định kỳ
Công việc kiểm tra bảo dưỡng tời điện định kỳ có thể nói là công việc đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất, đồng thời cũng là công việc có tác dụng nâng cao tuổi thọ của tời lên mức tối đa. Quy trình bảo dưỡng định kỳ sẽ được thực hiện qua các bước sau:
-
Kiểm tra tính kết cấu chặt chẽ giữa các bộ phận của tời điện đảm bảo các vị trí bu lông, đai ốc được siết chặt.
-
Kiểm tra hộp dầu của hộp số tời điện, lượng dầu bên trong phải ổn định không được đổ quá nhiều sẽ là tăng lực cản trong quá trình các bánh răng trong hộp số quay, cũng không được đổ quá ít sẽ làm hao mòn bánh răng. Bạn có thể kiểm tra bằng dụng cụ que thử dầu, mức dầu bám trên que thử phải đặt đúng quy định của nhà sản xuất.
-
Đối với các dòng tời treo phải đảm bảo thao tác treo tời đúng cách, kiểm tra các sợi dây cáp máy tời có hiện tượng nứt, đứt rạn, hay không. Nêu độ mòn vượt quá 2% - 5% hoặc số sợi cáp đứt lớn hơn 6 sợi thì nên thay mới. Ngoài ra bạn có thể cắt bớt cáp ở các vị trí đó nếu chiều dài dây cáp vẫn đáp ứng đủ cho công việc sau khi cắt.
2. Bảo trì bảo dưỡng theo tháng
Công việc kiểm tra và bảo dưỡng tời điện cuối mỗi tháng sẽ bao gồm các công việc sau:
-
Kiểm tra và điều chỉnh ly hợp, loại bỏ dầu thải đảm bảo không có cặn bên trong hộp chứa, thay dầu mới đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
-
Kiểm tra hệ thống phanh điện từ hoặc phanh thủy lực tùy theo dòng tời mà khách hàng lựa chọn. Nếu như hệ thống phanh này có hiện tượng rỗ hoặc má phanh bị mòn nhiều thì cần phải thay thế ngay để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Lưu ý rằng nếu không phải chuyên môi bạn cần gọi cho các đơn vị phân phối đến bảo dưỡng thiết bị này.
-
Điều chỉnh khe hở giữa guốc phanh và bánh phanh đạt giá trị quy định.
-
Kiểm tra các răng của bánh răng hở có bị hư hỏng hay bị gãy không.
3. Bảo trì, bảo dưỡng tời điện hàng năm
Công việc kiểm tra và bảo dưỡng tời điện cuối mỗi tháng sẽ bao gồm các công việc sau:
-
Kiểm tra phanh và loại bỏ vết dầu trên phanh: Khi dây hãm và bánh phanh bị mòn quá mức thì cần thay thế ngay. Khe hở giữa dây hãm và bánh phanh phải đối xứng và diện tích tiếp giáp không được nhỏ hơn 80%. Đồng thời, cần loại bỏ vết dầu tồn tại trên phanh để tránh hiện tượng trượt phanh, trượt tải ở tời điện, gây mất an toàn.
-
Kiểm tra độ mòn của bánh răng, trục và ổ trục: Độ mòn của chiều dày răng không được vượt quá 20%, khe hở giữa ổ đỡ trục và ống bọc đồng không được lớn hơn 0,4 mm và khe hở hướng tâm của ổ lăn không được lớn hơn 0,2 mm. Nếu vượt qua các giá trị trên thì phải sửa chữa và thay thế.
-
Độ mòn bề mặt bánh răng của bộ giảm tốc tời, khe hở hai bên không được lớn hơn 1,8mm và khe hở của mỗi ổ trục không được lớn hơn giá trị quy định.
-
Kiểm tra phớt chặn dầu của tời điện có bị nứt vỡ hay co lại không, có bị rò rỉ dầu hay không?
-
Vệ sinh máy tời và ray thanh dầm thật sạch sẽ, đảm bảo vận hành trơn tru trong ca làm việc tiếp theo.
Cảnh báo:
Không được thực hiện bảo trì, bảo dưỡng tời điện chính hãng khi chưa tắt hoàn toàn nguồn điện, vì có nguy cơ bị điện giật và gây tai nạn rất cao
>>Xem thêm: Những nguyên nhân gây tai nạn khi sử dụng tời điện
Trong bài viết có sử dụng một số thông tin tham khảo từ lahonggroup.com.vn, rất mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn có kiến thức tốt nhất trong quá trình sử dụng tời điện. Nếu có nhu cầu mua tời điện hãy liên hệ với Kasawa theo số 0965222589 để nhận tư vấn và báo giá tốt nhất. Trân trọng cảm ơn!