Tời quay tay là một thiết bị cơ khí dùng để kéo hoặc nâng hạ các vật có trọng lượng lớn, cồng kềnh bằng cách sử dụng sức lực của con người. Thiết bị này có cấu tạo bao gồm một trục quay và một hệ thống cơ cấu bên trong (bao gồm 1 tay cầm và 1 bánh răng). Hiện nay có hai loại tời quay tay gồm tời quay tay mini và tời quay tay lớn. Tùy từng mục đích sử dụng mà lựa chọn loại tời quay tay sao cho phù hợp.
1. Tời quay tay là gì?
Tời quay tay là thiết bị nâng hạ sử dụng sức người để cuốn nhả cáp tải trên tang cuốn nhằm mục đích di chuyển các vật nặng theo chiều lên xuống hoặc phương ngang. Thiết bị này chủ yếu được sử dụng nhiều trong các công việc nâng hạ hàng hóa ở vị trí chật hẹp, thay cho việc dùng pa lăng xích kéo tay.
Tời quay tay mini Kawasaki
Ngoài ra, tời quay tay còn được gọi là tời mini vì nó kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển và lắp đặt. Thiết bị hoạt động chủ yếu thông qua lực của tay được chuyển đến tay cầm của tời, sau đó cơ cấu chuyển động của tời sẽ tạo ra lực để thực hiện việc quay tang tời, quấn hoặc nhả cáp theo ý muốn. Tời quay tay thông thường sẽ có tải trọng nâng nhỏ, dưới 100kg và chuyên để sử dụng để kéo vật theo phương ngang.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tời quay tay
Nhìn chung, về cấu tạo của tời quay tay thường sẽ bao gồm phần động cơ, tay quay và bộ phân tải. Cụ thể bao gồm:
-
Bánh răng: Phụ trách chịu lực và truyền động để tạo lực kéo trong quá trình nâng hạ.
-
Tay cầm, cán thép: Đây là bộ phận truyền lực từ tay người đến bánh răng của tời.
-
Cáp: Chịu tải trọng của hàng hóa.
-
Móc: Kết nối cáp tải với hàng hóa và thường có thêm chốt an toàn, đảm bảo cho vật nâng được giữ chặt khi nâng hạ.
-
Chốt hãm: Đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát việc kéo và nhả dây cáp, phanh hãm khi sử dụng tời. Điều này giúp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
-
Vành: Phụ trách chịu áp lực trong quá trình nâng hạ, giúp đảm bảo cấu tạo của tời quay tay được ổn định, không bị xê dịch.
-
Kết cấu thép: Sử dụng thép chất lượng cao, dày dặn được phủ một lớp sơn tĩnh điện để tạo khả năng chống oxy hóa, chống ăn mòn khi làm việc ở ngoài trời.
Hệ thống cáp, vành và kết cấu théo của tời quay tay
Nguyên lý hoạt động: Tời quay tay hoạt động dựa vào sức người thông qua tay quay, tức là dùng lực của tay người để làm cơ cấu truyền lực của tời chuyển động. Nhờ hệ thống phanh linh hoạt giúp cho tời có thể giữ được những hàng hóa có tải trọng lớn mà không bị gãy, đổ hoặc rơi gây thiệt hại cho người dùng. Thiết bị này có thể lắp đặt trên một mặt nền phẳng hoặc gắn vào tường để đảm bảo cố định để khi tời hoạt động sức nâng vật được tốt hơn và tăng độ an toàn cho người sử dụng.
3. Đánh giá tời quay tay
Sau khi đã tìm hiểu chi tiết về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của tời quay tay thì tiếp đến ta sẽ đánh giá về ưu nhược điểm của nó.
Ưu điểm:
-
Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo trong túi để di chuyển và còn được trang bị thêm bộ phận khóa cáp tự động giúp người dùng dễ dàng dừng và cố định vật nâng.
-
Bánh răng thép được rèn nhiệt mang đến khả năng chịu lực cực kỳ tốt, bền bỉ và có tuổi thọ cao.
-
Móc cẩu được làm bằng hợp kim thép bền bỉ, dẻo dai giúp tời quay tay có thể xoay 360 độ.
-
Không phụ thuộc vào nguồn điện sử dụng và có thể sử dụng được ở bất kỳ đâu.
Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo trong túi để di chuyển
Nhược điểm:
-
Tải trọng thấp, chỉ nâng hạ được những vật nâng có tải trọng nhỏ, thường là dưới 500kg.
-
Sử dụng sức người để kéo cho nên sẽ không phù hợp với một số công việc có tần suất nâng hạ liên tục. Với những công việc nâng hạ với tần suất thường xuyên thì nên lựa chọn những loại tời điện hoặc pa lăng xích.
-
Chuyên sử dụng để kéo theo phương ngang còn khi nâng hạ thẳng đứng chỉ đáp ứng được khoảng 30% - 40% so với tải trọng định mức.
4. Hướng dẫn cách sử dụng tời quay tay an toàn, đúng cách
Sử dụng tời quay tay như thế nào cho đúng cách, đảm bảo an toàn? Câu trả lời rất đơn giản, bạn chỉ cần để tời hoạt động theo cơ chế dùng lực tạo vòng quay để nâng hạ vật. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Lắp đặt hoặc kẹp chặt tời quay tay trên một mặt phẳng hoặc gắn lên tường. Việc này sẽ đảm bảo cho toàn bộ tời được cố định, mang lại sức nâng tốt và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Tời quay tay được gắn chặt lên tường
Bước 2: Lắp đặt tời quay tay theo hướng của vật nâng (hướng của cáp di chuyển nhằm kéo vật) và thắt chặt các lỗ bu lông trên phần đế của tời quay tay để cố định tời quay tay với một vị trí cố định.
Bước 3: Chuẩn bị vật nâng có trọng lượng vừa phải, không vượt quá tải trọng định mức của tời quay tay. Ví dụ tời quay tay có tải trọng định mức là 200kg theo phương kéo ngang thì chỉ nên chuẩn bị vật nặng khoảng 150kg để tời hoạt động được ổn định.
Bước 4: Trong quá trình nâng hạ cần phải bật cóc hãm của tời để kéo vật. Cóc hãm này sẽ bật ngược trở lại khi thực hiện nhả tải và điều này sẽ đảm bảo an toàn, tránh trường hợp bị trượt tải hàng khi sử dụng.
5. Lưu ý khi sử dụng tời quay tay
Tời quay tay chỉ phù hợp để sử dụng trong gia đình, các công xưởng nhỏ có nhu cầu tải trọng thấp, không yêu cầu cao về năng suất và tốc độ thi công. Tuy nhiên, vẫn cần chú ý các thao tác kỹ thuật trong quá trình sử dụng để tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc:
-
Cần phải lắp đặt tời trong không gian đủ rộng, không bị vướng hay chèn ép với các máy móc khác. Và cần phải đảm bảo tời đã được cố định chắc chắn trước khi vận hành.
-
Kiểm tra thiết bị trước khi sử dụng và kích hoạt bộ hãm phanh của tời để đảm bảo an toàn khi nhả tải.
-
Cáp của tời phải được kéo căng trong quá trình cuốn và cần phải giữ ít nhất 4 vòng trên tang cuốn để tránh trường hợp bị đứt cáp ra khỏi tời.
-
Tuyệt đối không được đứng dưới khu vực tời quay tay đang hoạt động và không sử dụng để nâng hạ người dưới mọi hình thức.
Cần phải lắp đặt tời quay tay trong không gian đủ rộng
Như vậy ở bài viết này Kasawa đã giới thiệu chi tiết về tời quay tay là gì? Ưu, nhược điểm cũng như cách sử dụng dòng thiết bị này sao cho an toàn nhất. Kasawa cung cấp tời quay tay đa dạng các mức tải trọng và hàng luôn có sẵn tại kho. Các bác muốn đặt hàng thì hãy liên hệ ngay đến hotline 0965.222.589 - 0812.186.586 để được tư vấn nhanh nhất nhé!