Pa lăng cáp điện chống cháy nổ BCD Kawasaki được thiết kế với cấp độ chống nổ Exd II BT4 và Exd II CT4. Thiết bị có thể sử dụng độc lập trên đường ray treo cố định trong xưởng hoặc kết hợp với dầm đơn treo chống nổ LXB, dầm đơn điện chống nổ LB và dầm đôi kết hợp pa lăng chống nổ. Đồng thời có thể sử dụng an toàn trong các môi trường có nguy cơ cháy nổ cao như nhà máy hóa chất, dầu khí, hơi nước và không khí trong vùng nổ Zone 1, Zone 2.
Pa lăng cáp điện chống cháy nổ BCD 1 tấn Kawasaki
1. Cấu tạo pa lăng cáp điện chống cháy nổ 1 tấn BCD Kawasaki
Pa lăng cáp điện chống cháy nổ 1 tấn model BCD Kawasaki bao gồm các bộ phận sau:
Động cơ nâng: Được quấn 100% dây đồng, sử dụng lớp cách điện loại B hoặc F và cấp bảo vệ động cơ IP44/IP54.
Hộp số giảm tốc: Bánh răng và trục bánh răng được làm từ thép hợp kim xử lý nhiệt nên có độ bền cao. Mỗi cụm trục bánh răng đều có con lăn đảm bảo hộp số hoạt động trơn tru, ít ma sát. Vỏ hộp được làm bằng gang cứng chắc, có khả năng chống va đập cực kỳ tốt.
Động cơ nâng đạt tiêu chuẩn chống cháy nổ Ex
Tang cuốn: Được làm từ ống thép liền mạch có rãnh giúp dễ dàng quấn cáp theo trật tự, tránh tình trạng chồng chéo cáp gây giật tải hàng trong quá trình sử dụng.
Dây cáp: Sử dụng dây cáp thép có độ bền cao, khả năng chịu tải lớn.
Hướng dẫn cáp: Thiết kế tiện lợi cho tháo lắp với 2 nửa. Được làm từ hợp kim thép dày dặn, hướng dẫn cáp giúp dây cáp đi đúng hướng tránh tối đa hư hại do rối cáp, chồng chéo cáp.
Cấu tạo chi tiết pa lăng cáp điện pa lăng chống cháy nổ BCD
Móc cẩu: Xoay 360 độ, có chốt an toàn và được làm từ thép cacbon chất lượng cao, không gỉ làm việc được trong môi trường chống nổ D II CT4.
Hệ thống điều khiển: Gồm hộp điện và tay điều khiển với các nút chức năng cho phép điều khiển pa lăng di chuyển sang trái sang phải, nâng hạ vật.
Con chạy điện: Được làm từ thép cacbon dày dặn, có độ bền cao.
Công tắc giới hạn hành trình: Đảm bảo cáp không bị cuốn hoặc nhả quá mức, giúp giảm thiểu hư hỏng cáp và đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
2. Hướng dẫn sử dụng pa lăng cáp điện phòng nổ
2.1. Lắp đặt pa lăng cáp điện
Khi lắp đặt pa lăng lên khung dầm cầu trục cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
-
Treo pa lăng lên kẹp dầm hoặc khung dầm thì giá đỡ cần phải song song với mặt đất có khả năng chịu tải của pa lăng cáp điện và hàng hóa (vật nâng).
-
Môi trường lắp đặt: Nhiệt độ từ -10 độ C đến 40 độ C, độ ẩm dưới 90%.
-
Điện áp nơi lắp đặt phải ổn định với nguồn điện 3 pha 380v và không dao động quá 10%.
-
Nếu lắp đặt ngoài trời thì phải có biện pháp che chắn để tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng, mưa.
Pa lăng phải được treo trên khung dầm cố định
2.2. Các bước chi tiết sử dụng pa lăng cáp điện phòng nổ
Bước 1: Buộc tải hàng (vật nâng)
Không dùng cáp tải để buộc hoặc cố định hàng hóa và không móc cẩu trực tiếp vào vật nặng. Để đảm bảo an toàn thì nên sử dụng thêm cáp vải cẩu hàng, kẹp tôn hoặc nam châm cẩu hàng.
Bước 2: Khoảng cách đặt tải hàng
-
Góc nâng: Pa lăng cáp điện được thiết kế để nâng hạ theo phương thẳng đứng. Không để cáp tải bị chệch góc lớn hơn 4 độ so với phương thẳng đứng khi nâng hạ (Xem hình 1 dưới đây).
-
Khoảng cách: Nâng tải lên khoảng 5cm để xác định tải đã được móc cân bằng, chắc chắn vào móc cẩu và phanh hoạt động tốt trước khi tiếp tục nâng. Khi không sử dụng pa lăng thì móc cẩu phải được đặt cách mặt đất ít nhất 2m.
Không để cáp tải bị chệch góc lớn hơn 4 độ
Bước 3: Vận hành pa lăng cáp điện thông qua tay bấm điều khiển
-
Tay bấm điều khiển pa lăng cáp điện gồm 7 nút bấm: Nút dừng khẩn cấp, start, stop, sang trái, sang phải, nâng, hạ.
-
Khi nhấn nút hạ xuống thì cần phải kéo căng cáp để tránh gãy hướng dẫn cáp. Đồng thời các thao tác ấn nút cần dứt khoát, không nhấp đi nhấp lại nhiều lần, khiến tay bấm điều khiển bị hỏng.
Bước 4: Hạ tải hàng xuống vị trí cần đặt
-
Phải đảm bảo khu vực đặt tải hàng không có người hoặc các vật cản xung quanh để tránh va chạm gây tai nạn.
-
Sau khi tải hàng đến vị trí cần đặt thì cần phải hạ xuống ngay lập tức, tháo móc cẩu và thu cáp pa lăng về vị trí ban đầu.
Móc cẩu phải được đặt cách mặt đất ít nhất 2m
3. Một số lưu ý để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành
Bảo quản, bảo trì pa lăng cáp điện:
-
Cáp tải: Cần thường xuyên kiểm tra và bôi trơn cáp tải thường xuyên. Không sử dụng cáp tải có dấu hiệu bị xoáy vặn, dứt, hao mòn quá mức mà phải thay cáp ngay.
-
Tra dầu: Cần phải tiến hành tra dầu cầu mã P140 cho vào hộp số trước khi sử dụng và thay dầu cho hộp số định kỳ 3 đến 5 tháng/lần. Với tải trọng nâng 1 tấn thì mức dầu cần tra là 0.75 lít.
Trong quá trình vận hành:
-
Không kéo, rung lắc cáp tải, vật nặng trong quá trình nâng hạ và đặc biệt không được vừa nâng tải vừa di chuyển con chạy.
-
Để giảm rung lắc tải khi di chuyển con chạy phải bắt đầu từ tốc độ chậm sau đó tăng từ từ lên tốc độ nhanh. Đồng thời cũng cần phải giảm tốc độ con chạy xuống tốc độ chậm trước khi dừng hẳn.
Để đảm bảo an toàn thì cần phải tra dầu cho máy định kỳ
Cảnh báo an toàn:
-
Không dùng pa lăng cáp điện để nâng hạ hàng hóa dưới mọi hình thức.
-
Nghiêm cấm đứng phía dưới khi pa lăng cáp điện đang nâng hạ hàng hóa.
-
Không được tự ý chỉnh sửa, thay thế các linh kiện của pa lăng cáp điện mà không có sự đồng ý của nhà sản xuất.
-
Không treo lơ lửng tải giữa không trung khi pa lăng không hoạt động mà không có sự giám sát của người vận hành để tránh trượt tải gây tai nạn.
Pa lăng cáp điện chống cháy nổ 1 tấn Kawasaki mà Kasawa cung cấp đều đầy đủ giấy tờ CO, CQ về nguồn gốc, xuất xứ và kiểm định an toàn của hãng trong mỗi thùng thiết bị. Vui lòng liên hệ vào hotline 0965.222.589 - 0812.186.586 để được tư vấn nhanh nhất. Trân trọng cảm ơn!